7 nguyên nhân lớn gây suy giảm nhận thức ở người già
Ăn nhiều thực phẩm chứa omega -3: Omega -3 làm tăng cường sự truyền tải dopamine (đây là một chất dẫn truyền thần kinh có vai trò quan trọng trong
Suy giảm nhận thức là quá trình giảm trí nhớ và các chức năng nhận thức khác (như ngôn ngữ, tính tập trung, khả năng lập kế hoạch, định hướng cấu trúc không gian…) nhưng chưa ảnh hưởng đến hoạt động sống hàng ngày (tức là hoạt động có kém hiệu quả hơn so với trước kia).
Nguyên nhân gây suy giảm nhận thức
Do các gốc tự do: Theo các nhà khoa học, gốc tự do là một trong những tác nhân chính gây suy giảm nhận thức. Gốc tự do là những nguyên tử hoặc phân tử bị mất đi một điện tử ở lớp vỏ ngoài cùng. Chúng được sinh ra liên tục trong quá trình trao đổi chất của tế bào hoặc hình thành do tác động của các yếu tố bên ngoài như khói bụi, ánh nắng, hóa chất, thực phẩm ô nhiễm, stress. Màng tế bào thần kinh có bản chất là phospholipid. Đây là “miếng mồi” để các gốc tự do tấn công. Các gốc tự do trong não tăng lên sẽ làm cho tế bào thần kinh thiếu năng lượng, gây lão hóa tế bào não, dẫn đến suy giảm trí nhớ, hay quên.
Suy giảm hormone: Giảm lượng estrogen, testosterone, DHEA và pregnenolone cũng ảnh hưởng đến não, làm suy giảm chức năng nhận thức. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người có nồng độ DHEA (một loại hormone do tuyến thượng thận sản sinh) thấp dễ bị suy giảm nhận thức. Việc bổ sung đầy đủ DHEA có thể cải thiện chức năng nhận thức ở người già.
Tăng huyết áp: Tăng huyết áp gây tổn hại các mạch máu nhỏ trong não dẫn đến làm tăng nguy cơ mất trí nhớ. Tuy nhiên, việc điều trị tăng huyết áp có thể làm chậm quá trình suy giảm trí nhớ.
Đái tháo đường: Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi. Bệnh đái tháo đường làm tổn thương các mạch máu, làm teo não và giảm kích thước của vùng hippocampus (vùng lưu giữ trí nhớ).
Thừa cân: Các nhà khoa học đã nhận thấy có sự liên quan giữa cân nặng cơ thể với chức năng nhận thức của não. Béo phì khiến vùng hải mã (vùng gợi lại trí nhớ và nhận thức) trong thùy thái dương bị nhỏ lại. Béo phì ở tuổi trung niên có liên quan mật thiết đến chứng suy giảm trí nhớ khi về già. Các nhà khoa học cũng nhận thấy nguy cơ bị suy giảm nhận thức cũng phụ thuộc vào phần béo phì tích tụ ở đâu.
Cô đơn: Các nhà khoa học nhận thấy nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở những người cô đơn cao hơn gấp đôi so với những người không cô đơn.
Chế độ ăn uống và dinh dưỡng: Các nhà nghiên cứu nhận thấy chế độ dinh dưỡng có mối liên hệ với chứng suy giảm nhận thức. Chế độ ăn nhiều đồ ngọt, thực phẩm chiên rán… dễ sản sinh nhiều gốc tự do. Các gốc tự do này có thể gây suy giảm nhận thức.
Làm gì để hạn chế suy giảm trí nhớ
Suy giảm nhận thức là điều không thể tránh khỏi khi về già, tuy nhiên, mọi người vẫn có thể hạn chế nó thông qua những thói quen lành mạnh sau:
– Ăn carb thấp, ít calo: Chế độ ăn uống ít calo có thể trì hoãn những tác động của quá trình lão hóa. Khi các tế bào già đi, chúng trở nên mất hiệu lực trong việc chống lại các gốc tự do độc hại có khả năng làm tổn thương đến chúng. Chế độ ăn uống này được biết đến có tác dụng hạn chế stress, thúc đẩy quá trình sản xuất một loại phân tử chống oxy hóa – tác nhân gây ra lão hóa.
– Ăn nhiều thực phẩm chứa omega -3: Omega -3 làm tăng cường sự truyền tải dopamine (đây là một chất dẫn truyền thần kinh có vai trò quan trọng trong điều khiển các hoạt động của não bộ và cơ thể, bao gồm: Kiểm soát hành vi và nhận thức, giấc ngủ, tâm trạng, trí nhớ) và cải thiện chức năng nhận thức. Bạn có thể bổ sung omega -3 qua các loại thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, dầu hạt lanh.
– Ăn nhiều hoa quả chứa các chất chống oxy hóa: Các chất chống oxy hóa như resveratrol từ nho, catechins từ trà xanh và anthocyanins từ quả việt quất giúp trung hòa các gốc tự do gây tổn thương não, từ đó làm giảm quá trình suy giảm trí nhớ.
– Tập luyện điều độ: Các tế bào não cũng giống như các tế bào vùng cơ nên chúng cần được tập luyện đều đặn để giữ sự khoẻ mạnh và săn chắc. Nếu công việc hàng ngày của bạn ít vận động, tập thể dục đều là biện pháp giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và tăng cường sức khoẻ toàn diện.
Leave a Reply