5 điều cần ghi nhớ về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
Cung cấp đầy đủ nước và năng lượng (qua cho bú hoặc truyền dịch), truyền albumin và dùng một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hóa bilirubin
1. Khi trẻ ở trong tử cung của mẹ, nhau thai làm nhiệm vụ loại bỏ bilirubin. Sau khi trẻ chào đời, gan trong cơ thể trẻ sẽ thay thế nhau thai làm nhiệm vụ này. Gan của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện và do đó, phải mất vài ngày cho đến vài tuần để bắt đầu thực hiện chức năng một cách đầy đủ, vì thế có thể trẻ sẽ bị vàng da. Theo ước tính của các nhà khoa học, có khoảng 60% trẻ sơ sinh bị vàng da trong ngày thứ 2 hoặc thứ 3 sau sinh. Vàng da nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tổn thương não.
2. Trẻ sơ sinh cũng có thể bị vàng da do số lượng hồng cầu thường ít hơn so với người lớn. Khi nằm trong bụng mẹ, cơ thể trẻ có lượng hồng cầu cao (khoảng 5 – 6 triệu hồng cầu/mm3). Tuy nhiên, khoảng 2 ngày sau sinh, lượng hồng cầu thừa trong cơ thể bị vỡ hàng loạt kết hợp với mức biliburin trong máu tăng khiến trẻ bị vàng da.
3. Trẻ sinh đủ tháng ít bị vàng da hơn so với trẻ sinh non. Nguyên nhân là do gan của trẻ sinh non không thể xử lý biliburin nhanh như trẻ sơ sinh đủ tháng.
4. Vàng da sơ sinh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Trẻ bị vàng da có thể bị chảy máu nội tạng, các bệnh về gan, nhiễm trùng và các biến chứng khác trong tương lai. Mặc dù không có cách nào để ngăn ngừa vàng da ở trẻ, nhưng hạn chế các yếu tố nguy cơ có thể giúp cha mẹ phát hiện sớm trẻ bị vàng da và có cách điều trị kịp thời.
5. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (APP), tất cả trẻ sơ sinh cần được kiểm tra vàng da trước khi xuất viện và sau khi xuất viện một vài ngày. Khi phát hiện trẻ sơ sinh bị vàng da, bác sỹ có thể áp dụng 3 phương pháp sau đây để điều trị:
5 điều cần biết về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh – Ảnh 6Chiếu đèn là phương pháp thường được dùng để điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh
– Chiếu đèn là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh hiệu quả nhất, an toàn, đơn giản và kinh tế nhất.
– Cung cấp đầy đủ nước và năng lượng (qua cho bú hoặc truyền dịch), truyền albumin và dùng một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hóa bilirubin gián tiếp.
– Thay máu khi bé có triệu chứng đe dọa nhiễm độc thần kinh do bilirubin trong máu tăng cao.
Tùy vào trường hợp cụ thể, bác sỹ có thể sử dụng một, hai hay ba phương pháp cùng lúc.
Leave a Reply