Mẹo chăm sóc người bệnh đái tháo đường trong mùa mưa
Nếu đã bị nấm chân thì bạn cần đến bác sỹ để được điều trị. Bác sỹ sẽ cho bạn dùng thuốc hoặc dùng kem bôi tùy vào mức độ trầm trọng của nấm chân.
Tiến sỹ Sanjay Kalra – Chuyên gia Nội tiết, Bệnh viện Bharti Karnal (Ấn Độ) cho biết: “Thời tiết mưa kéo dài ảnh hưởng rất nhiều đến người bệnh đái tháo đường. Người bị đái tháo đường dễ gặp các vấn đề về hô hấp. Ngoài ra, họ cũng dễ bị ngứa ngáy toàn thân, nấm chân. Nấm chân có thể khiến người bệnh đái tháo đường bị hoại tử chân. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể phải cắt cụt chân”.
Để tránh bệnh đái tháo đường nặng lên trong mùa mưa, người bệnh cần chăm sóc sức khỏe cẩn thận và có chế độ ăn kiêng hợp lý.
– Những người bị bệnh đái tháo đường nên tránh ăn thức ăn đường phố vì những loại thức ăn này có thể bị nhiễm khuẩn và gây ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, bệnh tả.
– Người bệnh đái tháo đường nên ăn uống điều độ, đúng giờ, không bỏ bữa để kiểm soát đường huyết.
– Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể, tránh thức uống có gas và thức uống chứa caffein. Trong mùa mưa, người bệnh đái tháo đường nên dùng các thực phẩm ấm nóng như súp, trà gừng… vì chúng giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
– Rửa trái cây và rau sạch sẽ trước khi ăn. Nên mang theo đồ ăn nhẹ nếu bạn phải ra ngoài trong thời gian dài.
– Mùa mưa cũng là thời điểm dễ bùng phát các bệnh nhiễm trùng mắt. Bởi vậy, những người bị đái tháo đường cần phải khám mắt thường xuyên để ngăn ngừa các biến chứng ở mắt
– Mặc dù đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến tất cả cơ quan, tuy nhiên bàn chân lại là cơ quan dễ bị tổn thương nhất. Bởi vậy, vệ sinh bàn chân sạch sẽ là điều quan trọng nhất mà người bệnh đái tháo đường nên thực hiện trong mùa mưa. Nếu không chăm sóc cẩn thận thì nguy cơ người bệnh phải cắt cụt chân là rất cao. Nếu bạn phải ra ngoài khi trời mưa nên mang thêm một bộ quần áo và giày dép để thay khi bị ướt. Nên tháo tất và giày dép ngay khi bị ướt mưa để làm khô chân nhanh chóng, tránh bị nhiễm nấm. Nên kiểm tra chân thường xuyên nếu chân bị chấn thương hoặc nhiễm trùng.
– Nếu đã bị nấm chân thì bạn cần đến bác sỹ để được điều trị. Bác sỹ sẽ cho bạn dùng thuốc hoặc dùng kem bôi tùy vào mức độ trầm trọng của nấm chân.
Ổn định đường huyết là một trong những yếu tố quan trọng, giúp bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát bệnh và biến chứng hiệu quả. Sử dụng kết hợp giữa thuốc điều trị với các loại thảo dược/sản phẩm thảo dược sẽ đem lại hiệu quả tích cực hơn cho bệnh nhân đái tháo đường.
Leave a Reply