Rượu vang đỏ và nguy cơ tái phát bệnh gout nhanh chóng

Hiện nay, để kiểm soát hiệu quả, các chuyên gia y tế thường khuyên người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị, kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt

Thông thường, bệnh gout hay ảnh hưởng đến ngón chân cái, nhưng nó cũng có thể phát triển ở bất cứ khớp xương nào, ngay cả khi bạn không bao giờ uống rượu. Tuy nhiên, đồ uống chứa cồn có thể làm trầm trọng hơn rối loạn này và tăng nguy cơ phát triển các triệu chứng khác, bao gồm nóng đỏ và sưng đau khớp.

bệnh gout gây ra những cơn đau dữ dội ở các khớp. Trong đó, 50% trường hợp mắc gout bị ảnh hưởng đến ngón chân cái. Ngón chân chuyển sang màu đỏ, sưng to và gây đau đớn đến mức ngay cả một tờ giấy chạm vào cũng có thể gây đau dữ dội. Đàn ông thường dễ mắc bệnh gout hơn phụ nữ, nhưng với chị em ở giai đoạn mãn kinh, tỷ lệ mắc bệnh lại cao hơn nam giới.

Nồng độ acid uric trong máu cao có thể gây ra bệnh gout. Nồng độ acid uric tăng lên khi cơ thể bạn sản xuất quá nhiều acid uric và không đào thải chúng thông qua nước tiểu. Bên cạnh đó, việc uống nhiều rượu cũng có thể làm tăng mức acid uric.

Purine – hợp chất bị phá vỡ thành các acid uric tự nhiên trong cơ thể cũng được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Thịt đỏ, đặc biệt là nội tạng, cùng với măng tây, nấm, cá cơm cũng có chứa lượng purine lớn. Một số loại rượu vang đỏ cũng chứa nhiều purine và làm tăng mức độ acid uric trong cơ thể. Ngoài việc chứa purine, rượu vang đỏ cũng chứa cồn, có thể chuyển hóa thành lactate. Theo trang web của người cao tuổi ở Canada, lactate cũng góp phần duy trì mức urate trong cơ thể – “phiên bản” muối của acid uric, làm tăng nồng độ acid uric.

Không phải tất cả các trường hợp mắc bệnh gout đều do uống rượu vang đỏ. Các loại rượu khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Một nghiên cứu của trường Y Harvard công bố năm 2004 cho thấy, bia là yếu tố nguy cơ gây bệnh gout cao nhất, rượu mạnh cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Uống rượu vang với mức độ vừa phải không làm tăng nguy cơ phát triển triệu chứng của bệnh gout. Nghiên cứu của Đại học Y khoa Boston đăng tải trên cuốn “The American Journal of Medicine” năm 2006 chỉ ra rằng, tất cả các loại rượu, kể cả rượu vang đỏ cũng làm tăng nguy cơ bệnh gout tái phát. Các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện trong vòng 24 giờ sau khi uống rượu.

Mặc dù không phải tất cả các nghiên cứu đều cho thấy rượu vang đỏ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout nhưng việc hạn chế uống rượu vẫn được khuyến cáo đối với bệnh nhân gout.

Hiện nay, để kiểm soát bệnh gout hiệu quả, các chuyên gia y tế thường khuyên người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị, kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, đặc biệt, nên hạn chế uống rượu, bia. Bên cạnh đó, một giải pháp đang được nhiều người lựa chọn để hỗ trợ điều trị gout an toàn là duy trì sử dụng sản phẩm thiên nhiên. Đây cũng là xu hướng đang được người mắc bệnh gout áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam và mang lại nhiều kết quả tích cực.

Ở nước ta, sản phẩm điển hình cho xu hướng này là thực phẩm chức năng chứa thành phần chính chiết xuất từ trạch tả kết hợp cùng thổ phục linh, nhàu, hoàng bá… sản phẩm giúp kiểm soát nồng độ acid uric, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị gout, cải thiện các triệu chứng của bệnh và ngăn chặn bệnh tái phát. Hơn nữa, sản phẩm này không gây tác dụng phụ đối với sức khỏe nên người bệnh yên tâm dùng trong thời gian dài.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *