Thắc mắc: Giấc ngủ ngắn quan trọng với trẻ như thế nào?

Nếu trẻ trốn ngủ trưa, bạn đừng ép con ngủ, hãy cho bé đọc sách hoặc chơi trong phòng của bé, phòng phải thật yên tĩnh. Bạn sẽ phải ngạc nhiên là với không

Tầm quan trọng của

Để có đủ năng lượng, không bị mệt mỏi và sức khỏe tốt, trẻ cần ngủ nhiều giấc ngắn vào ban ngày. Sự phát triển thể chất và tinh thần trong thời thơ ấu rất quan trọng, và giấc ngủ ngắn giúp trẻ phát triển tốt hơn.

Thời gian trẻ ngủ cũng giúp cha mẹ có thời gian để giải quyết các công việc nhà hoặc thư giãn.

Nhu cầu giấc ngủ ngắn theo từng độ tuổi

Không có bảng thời gian ngủ ngắn nào phù hợp với tất cả mọi đứa trẻ. Tùy thuộc bản thân mỗi đứa trẻ. Chẳng hạn, một đứa trẻ mới tập đi ngủ khoảng 13 tiếng ban đêm thì chỉ ngủ một giấc ngắn ban ngày, trong khi một đứa trẻ khác ngủ 9 tiếng buổi đêm nhưng phải ngủ trưa 2 tiếng.

Mặc dù nhu cầu ngủ mỗi trẻ mỗi khác, nhưng những hướng dẫn theo độ tuổi dưới đây sẽ giúp phụ huynh hiểu về nhu cầu giấc ngủ trung bình hàng ngày của con:

Từ khi sinh đến 6 tháng: Trẻ sơ sinh cần khoảng 14 – 18 giờ ngủ mỗi ngày. Khi trẻ được 4 tháng tuổi, giờ giấc của trẻ trở nên rõ ràng hơn. Hầu hết các bé ngủ từ 9 – 12 tiếng vào ban đêm, bé vẫn tỉnh dậy để ăn đêm, và ngủ từ 2 – 3 giấc vào ban ngày, mỗi giấc dài từ 30 phút đến 2 tiếng.

Trẻ 6 – 12 tháng: Trẻ cần ngủ khoảng 14 tiếng một ngày, bao gồm hai giấc ngủ ngắn trong ngày, có thể kéo dài 20 phút đến một vài giờ. Ở lứa tuổi này, trẻ có thể không cần ăn đêm, nhưng có thể bắt đầu lo lắng bị ngủ riêng, gây rối loạn giấc ngủ.

Trẻ chập chững biết đi (1 – 3 tuổi): Giai đoạn này, trẻ cần từ 12 – 14 tiếng ngủ một ngày, bao gồm cả giấc ngủ ngắn – ngủ trưa – từ 1 đến 3 tiếng. Trẻ vẫn cần có 2 giấc ngủ ngắn, nhưng không nên ngủ quá gần giờ đi ngủ vì chúng có thể khiến trẻ khó ngủ vào ban đêm.

Trẻ mầm non (3 – 5 tuổi): Trẻ đến tuổi đi học cần ngủ từ 11 – 12 tiếng một ngày. Hầu hết các trẻ bỏ giấc ngủ ngắn khi được 5 tuổi.

Trẻ đi học (5 – 12 tuổi): Trẻ ở độ tuổi này cần khoảng 10 – 11 giờ ngủ một ngày. Một số trẻ 5 tuổi vẫn có thể cần ngủ trưa. Nếu không được ngủ đủ giấc vào ban ngày, trẻ có thể cần đi ngủ sớm hơn.

Dấu hiệu ngủ không đủ

Hầu hết các bậc cha mẹ không nhận biết được con mình có ngủ đủ giấc hay không. Vì vậy, hãy xem xét hành vi của con xem có phải bé bị thiếu ngủ không:

– Bé có buồn ngủ trong ngày không?

– Bé có bị cáu kính vào cuối buổi chiều không?

– Có phải làm đủ mọi cách để đánh thức bé vào buổi sáng không?

– Bé không chú ý, thiếu kiên nhẫn, hiếu động hay bị hiếu chiến?

– Bé có gặp khó khăn trong việc học tập và các công việc khác không?

Nếu bạn trả lời “có” cho bất kỳ câu hỏi nào, hãy xem xét điều chỉnh giấc ngủ cho bé. Có thể mất vài tuần để cho bé vào nếp. Nói chuyện với bác sỹ nếu bạn có thắc mắc về giấc ngủ của con mình.

Làm thế nào để giúp trẻ ngủ ngon hơn?

“Chìa khóa” để ngủ ngon có thể đơn giản như việc tạo cho bé thói quen ngủ một giấc ngắn vào đúng thời gian trong ngày. Với trẻ sơ sinh, hãy theo dõi các tín hiệu buồn ngủ như bé quấy, dụi mắt, sau đó đặt bé nằm ngủ trong khi bé vẫn còn thức. Điều này sẽ dạy bé cách ngủ – kỹ năng quan trọng khi bé lớn lên. Mở nhạc nhỏ, ánh sáng mờ, hoặc đọc một mẩu chuyện trước khi đi ngủ cũng có thể giúp giảm bớt sự chuyển giấc ở trẻ, và giúp trẻ tự an ủi dỗ mình vào giấc ngủ tốt hơn.

Nếu trẻ trốn ngủ trưa, bạn đừng ép con ngủ, hãy cho bé đọc sách hoặc chơi trong phòng của bé, phòng phải thật yên tĩnh. Bạn sẽ phải ngạc nhiên là với không gian yên tĩnh, có thể bé sẽ ngủ, nếu không thì bé cũng được nghỉ ngơi một chút.

Nhiều người lo lắng ngủ trưa sẽ ảnh hưởng đến thời gian đi ngủ của trẻ, đặc biệt là vào những ngày trẻ ngủ trưa muộn. Thực tế thì những đứa trẻ nghỉ ngơi tốt hơn sẽ ngủ ngon vào ban đêm hơn là những đứa trẻ bị mệt mỏi.

Nếu bạn cảm thấy trẻ đi ngủ trưa muộn ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm, thì buổi sáng bạn hãy đánh thức trẻ dậy sớm hơn một chút để giấc ngủ trưa có thể bắt đầu sớm hơn.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *